Top 14 lễ hội đầu Xuân đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Cùng Travellink khám phá những lễ hội đầu Xuân không thể bỏ lỡ của 3 miền Bắc - Trung - Nam ngay nhé!

Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa và tâm linh đậm đà bản sắc dân tộc, thường được tổ chức sau mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Các lễ hội mùa xuân mỗi miền có đặc trưng riêng luôn thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái, tham quan.

1. Nguồn gốc của Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán, hay Tết, là một trong những dịp quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt và một số dân tộc chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc khác. Nguồn gốc của Tết vẫn là đề tài tranh cãi, nhưng hầu hết thông tin chủ yếu cho thấy ngày Tết Nguyên Đán được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam trong thời kỳ 1000 năm bắc thuộc. Tuy nhiên, theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" cho thấy người Việt đã ăn Tết từ thời kỳ tiền Hùng Vương, trước cả thời kỳ bắc thuộc. Điều này thể hiện rằng Tết ở Việt Nam đã có từ lâu đời, thậm chí trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế.
 
Nhìn qua lịch sử và văn vật cổ của Khổng Tử về Tết trong cuốn Kinh Lễ cùng với Sách Giao Chỉ Chí của Lý Tiên cũng viết về các lễ hội vui vẻ, nhảy múa và ăn uống vào những ngày này, thể hiện nét đặc trưng của nền văn hóa cổ xưa. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa Tết của Việt Nam và Trung Quốc rõ ràng, nhưng mỗi nền văn hóa vẫn giữ cho mình những đặc trưng riêng của hai quốc gia.
 

2. Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên đán đối với người Việt Nam

Đối với người Việt, Tết Nguyên Đán không chỉ là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (theo lịch âm), mà còn chứa đựng  nhiều ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa. Theo quan niệm phương Đông, đây là thời điểm trời đất giao hòa, khi con người gần với thần linh.
 
Tết xưa là dịp để người nông dân thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngoài việc cầu mong thịnh vượng, Tết còn được coi là ngày "làm mới", hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, gạt bỏ mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, thời điểm trước Tết, nhà nhà ai cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa chào đón năm mới.
 
 
Đây cũng là dịp mọi người làm mới tình cảm, gắn kết mối quan hệ gia đình, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Các gia đình tụ họp chúc tết nhau, cùng nhau thắp những nén hương, cầu nguyện, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã che chở, phù hộ cho gia đình suốt năm qua.
 

3. Những lễ hội đầu Xuân nổi tiếng của 3 miền Bắc - Trung - Nam

3.1 Miền Bắc

Lễ hội chùa Hương

- Địa điểm tổ chức: Chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch
 
 
Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội tôn giáo lớn ở miền Bắc, thu hút đông đảo du khách thập phương về hành hương cõi Phật, chiêm ngưỡng khung cảnh non nước hữu tình. Lễ khai sơn, mở cửa rừng, diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng, đánh dấu sự khởi đầu của chuỗi lễ hội tôn vinh và cầu nguyện.
 
Nghi thức dâng hương tại Chùa Hương là một trong những phần quan trọng nhất của lễ hội.   Khi dâng đàn, hai ni tăng mặc áo cà sa và mang đồ lễ thực hiện các động tác linh thiêng trong lễ cúng. Sảnh ngoài chùa cũng được trang trí và thờ phụng các vị thần theo đa dạng màu sắc phong phú mang đậm chất của đạo giáo.
 
Ngoài phần lễ, phần hội ở chùa Hương cũng diễn ra nhiều hoạt động vô cùng đặc sắc như chèo thuyền truyền thống, hát chèo, leo núi và hát chầu văn,... Lễ hội Chùa Hương thể hiện sự đa dạng, sự kết nối giữa các tín ngưỡng và mang đậm nét văn hóa tôn giáo đặc trưng của Việt Nam.
 
Lễ hội Tết Nguyên Đán - rước pháo làng Đồng Kỵ - Bắc Ninh
 
- Địa điểm tổ chức: Làng Đồng Kỵ, Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh
- Thời gian diễn ra: Mùng 4 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch
 
 
Lễ hội Rước Pháo làng Đồng Kỵ được tổ chức nhằm tưởng nhớ chiến công của đức thánh Thiên Cương. Ngoài rước sách tế lễ và rước pháo, lễ hội còn có các hoạt động như dô ông đám, múa rối và nhiều tiết mục văn hóa nghệ thuật dân gian. Đây không chỉ là dịp để tôn vinh lịch sử mà còn là cơ hội để cộng đồng thể hiện tình yêu quê hương và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
 
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn - Hà Nam
 
- Địa điểm tổ chức: Tiên Sơn, Duy Tiên, Hà Nam
- Thời gian diễn ra: Mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch
 
 
Lễ hội Rước Pháo làng Đồng Kỵ là một sự kiện truyền thống tại Việt Nam, nhằm tưởng nhớ chiến công của đức thánh Thiên Cương. Ngoài rước sách tế lễ và rước pháo, lễ hội còn có các hoạt động như dô ông đám, múa rối và nhiều tiết mục văn hóa nghệ thuật dân gian. Đây không chỉ là dịp để tôn vinh lịch sử mà còn là cơ hội để cộng đồng thể hiện tình yêu quê hương và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
 
Lễ hội Gò Đống Đa - Hà Nội
 
- Địa điểm tổ chức: Gò Đống Đa, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: Mùng 5 tháng Giêng âm lịch
 
 
Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ vị vua Quang Trung và những chiến công lừng lẫy. Khai hội là những hồi trống, những tiếng chiêng vang dội cả một vùng trời. Mở đầu phần lễ là lễ rước thần mừng chiến thắng, sau đó là lễ dâng hương và cầu siêu trong không khí trang nghiêm và thành kính. Sau đó là phần hội tái hiện quá trình dựng nước và giữ nước của vua Quang Trung, cùng với các trò chơi dân gian đua tài, đua trí, tạo nên không khí sôi động, vui tươi.
 
Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh
 
- Địa điểm tổ chức: Chùa Yên Tử, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
- Thời gian diễn ra: Mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch
 
 
Cũng giống như lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử là lễ hội nổi tiếng vào dịp Tết, thu hút đông đảo du khách thập phương đến thăm và dâng hương cầu nguyện. Tọa lạc trên lưng chừng núi Yên Tử ở độ cao hơn nghìn mét, đứng tại đây du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ hòa với làn mây mù trắng xóa huyền ảo. Khu di tích Yên Tử bao gồm hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây tự nhiên đã trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.
 
Lễ hội đền Trần - Nam Định
 
- Địa điểm tổ chức: Đền Trần thuộc phường Lộc Vượng, Nam Định.
- Thời gian diễn ra: Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch
 
 
Lễ hội khai ấn đền Trần diễn ra vào đầu xuân hàng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự. Sự kiện này không chỉ tưởng nhớ công lao to lớn của Vương triều nhà Trần đã có công dựng nước khai sông, lấn biển mở mang bờ cõi; ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông mà còn là cơ hội để lan tỏa tinh thần yêu nước, những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống đến với các bạn trẻ ngày nay.
 

3.2 Miền Trung

Hội Cầu Ngư
 
- Địa điểm tổ chức: Miếu Thuyền, Thanh Khê, Đà Nẵng
- Thời gian diễn ra: Từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch
 
 
Lễ hội Cầu Ngư hay còn được biết đến là lễ hội Cá Ông, là lễ hội Tết có truyền thống lâu đời. Lễ hội này nhằm tôn vinh bậc tiền nhân, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa để ngư dân thuận lợi đánh bắt cá. Lễ hội bao gồm phần lễ tế, do những cụ già cao tuổi có uy tín chủ trì. Phần hội sôi động, với nhiều hoạt động như trò chơi dân gian và các tiết mục biểu diễn văn hóa nghệ thuật độc đáo.
 
Hội vật làng Sình Huế
 
- Địa điểm tổ chức: Làng Lại  n, Phú Mậu, Huế
- Thời gian diễn ra: Mùng 10 tháng Giêng âm lịch
 
 
Lễ hội vật làng Sình, hay còn gọi là làng Lại  n, là một trong những lễ hội Tết nổi tiếng thu hút đông đảo du khách đến thăm Huế. Với ý nghĩa vô cùng sâu sắc, hội vật thể hiện tinh thần thượng võ, khuyến khích rèn luyện sức khỏe và cũng là hoạt động truyền thống để cầu bình an. Hội vật làng Sình được tổ chức theo hai phần chính. Phần lễ trang nghiêm diễn ra tại đình làng, phần hội sôi động bởi các trận đấu vật với tinh thần quyết thắng đã tạo nên không khí vô cùng sôi động tại đây.
 
Lễ hội Đống Đa Bình Định 
- Địa điểm tổ chức: Bảo tàng Quang Trung, Tây Sơn, Bình Định
- Thời gian diễn ra: Mùng 4 và mùng 5 tháng Giêng âm lịch
 
 
Lễ hội Đống Đa Bình Định là một trong những lễ hội Tết lớn nhất cả nước, đánh dấu đầu xuân với tinh thần tưởng nhớ anh hùng Quang Trung và các danh tướng, văn thần đã đánh đuổi 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Phần lễ trang trọng kỷ niệm và tôn vinh lịch sử, còn phần hội sôi động với múa võ và nghệ thuật tạo không khí vui tươi, hào hứng cho người tham dự.
 
Lễ hội làng An Hải Đà Nẵng
 
- Địa điểm tổ chức: Làng An Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng
- Thời gian diễn ra: Mùng 1 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch
 
 
 

3.3 Miền Nam

Lễ hội ngày Tết ở miền Nam - hội đền Đức Thánh Trần
 
- Địa điểm tổ chức: Đền thờ Đức Thánh Trần, quận 1, Hồ Chí Minh
- Thời gian diễn ra: Mùng 8 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch
 
 
Hội đền Đức Thánh Trần là dịp để người dân tưởng nhớ đến công lao to lớn của người anh hùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người đã lập nên nhiều chiến công hiển hách trong ba lần chống giặc ngoại xâm Nguyên - Mông.
Đền thờ Đức Thánh Trần cò là điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống, lịch sử cho thế hệ trẻ mai sau.
 
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở Hội An
 
- Địa điểm tổ chức: Các di tích tín ngưỡng ở Hội An 
- Thời gian diễn ra: Ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch
 
 
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu tại Hội An là một trong những sự kiện thu hút du khách nổi bật, mang đậm đặc nét truyền thống văn hóa đặc biệt của thành phố cổ. Ý nghĩa của lễ hội là dịp để người dân, du khách cúng tế cầu bình an, xin tài lộc và cũng là dịp để cộng đồng cư dân gặp gỡ. Trong thời gian diễn ra lễ hội cũng có rất nhiều hoạt động đặc sắc được tổ chức như thả đèn hoa đăng, chơi bài chòi, bịt mắt đánh trống. Lễ hội Tết Nguyên tiêu cũng là dịp thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới du lịch Hội An.
 
Lễ hội núi Bà Đen 
 
- Địa điểm tổ chức: Khu di tích núi Bà Đen, Hòa Thành, Tây Ninh
Thời gian diễn ra: Ngày 10 đến 15 tháng Giêng âm lịch
 
 
Lễ hội núi Bà Đen được coi là một trong những lễ hội linh thiêng nhất của Phật giáo Tây Ninh. Khoảng thời gian từ đầu năm đến hết tháng Giêng Âm lịch, là dịp mà người dân hành hương đến núi Bà Đen, thể hiện lòng thành kính trước sự thiêng liêng của tượng Bà và đồng thời cầu nguyện cho những điều tốt lành trong năm mới.
 
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở khu người Hoa TP. Hồ Chí Minh
 
- Địa điểm tổ chức: Khi người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian diễn ra: Ngày Rằm tháng Giêng âm lịch
 
 
Lễ Nguyên Tiêu tại khu người Hoa, diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, không chỉ là một sự kiện quan trọng của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn mà còn là biểu tượng văn hóa và du lịch của cả thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội được tổ chức sôi nổi, thu hút sự tham gia của hơn 20 Hội - Đoàn người Hoa, tạo nên những diễu hành nghệ thuật ấn tượng trên lộ trình từ Hải Thượng Lãn Ông đến Trung tâm Văn hóa quận 5. Đây không chỉ là dịp để cư dân người Hoa thể hiện tình yêu quê hương, mà còn là cơ hội cho mọi người tham gia và tận hưởng không khí lễ hội truyền thống tại thành phố sôi động này.
 
 
Đặt vé ngay tại: Travellink.vn
Hotline: 1900 2323 85
Ngày đăng: 27/01/2024
;